HOTLINE: 0868683553 - 18006157

  • Địa chỉ: 182 Bùi Thị Xuân, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp.HCM

Tiện ích

Phong thủy nhà ở

Đăng bởi: 16 - 06 - 2020

Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và ẩm độ được điều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng đến tinh thần và sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày.

Vì vậy cần phải xem xét về: Cát hung của hoàn cảnh bên ngoài nhà ở. Và cát hung của hoàn cảnh bên trong nhà ở.

Phải tính xem có trừ họa hại được không, thiết kế phòng ở thế nào, kiểu cách có rõ ràng, dễ thở, phòng ngủ có bị người nhòm trộm không, ngoại hình các phòng có điều hòa các phương diện hay không.

Việc bố trí phòng ngủ, thư phòng, phòng khách, gian bếp, khu vệ sinh, … có quan hệ trọng yếu đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận.

  1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đướng sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi.
  2. Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường hình chữ Đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường hình chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào).
  3. Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luậnphong thủyTrung Quốc, nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.
  4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết với họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.
  5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa, vừa đảm bảo vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầu đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.
  6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm cho nhà đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn.
  7. Luận về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuậtphong thủygọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi la có Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.
  8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh.
  9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao, sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.
  10. Tối kỵ nơi cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở ngay nơi sống núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.
  11. Phía động nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía bắc có đại lộ thì hung, phía nam có đại lộ thì phú quý.
  12. Cây cối xung quanh chĩa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.

  1. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.
  2. Nhà dài theo hướng nam bắc, hẹp theo hướng đông tây là cát. Hướng nam bắc mà hẹp, hướng đông tây dài là hung.
  3. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu.
  4. Phía trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có tềh đào ao hình bán nguyệt.
  5. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.
  6. Nhà trước sau vuông vức, đại cát. Nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắt, sẽ tuyệt nhân đinh.
  7. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tài.
  8. Trước nhà kỵ có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều kỵ.
  9. Phàm trước cửa, sau nhà thấy thủy lưu, chủ đau mắt.
  10. Trước nhà có đồi, núi bằng, tròn trịa, chủ cát.
  11. Phía trước nhà và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy cả ra đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tự, tán tái.
  12. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tụng.
  13. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao và cổng trước, chủ khó hoàn thành.
  14. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn, chủ cô quả.
  15. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếu.
  16. Đầu tường chĩa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếu. Đường đan chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tồn.
  17. Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi.
  18. Đền chùa, nhà thờ ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.
  19. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.
  20. Nhà có bacửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.
  21. Cột điện lấn vào giữa cửa, chủ không an ninh.
  22. Luận về Ngũ Hành bốn mùa, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông kỵ động thổ, phá thổ.
  23. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vượng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xối.
  24. Trước sau nhà ở kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.
  25. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.
  26. Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa kiểu hình cánh bướm.
  27. Cầu thang kỵ xộc thẳng cửa phòng.
  28. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, ví dụ Khảm Trạch thì kỵ phương vị đông bắc và chính tây.
  29. Đặt giường tốt nhất chọn cát phương. Giường đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ có khoảng trống. Hai đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.
  30. Kỵ kê giường bên dười cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giướng có giếng.
  1. Phía dưới phòng ngủ trên lầu, không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.
  2. Phàm xây nhà lầu không thể phân rõ chủ khách, hướng ngồi. Ví dụ, ngồi hướng bắc nhìn về hướng nam thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng nhà hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.
  3. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.
  4. Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ (chồng chết), nếu thấp co với bên hữu chủ khắc thê. Nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát, nếu phía sau có giếng, chủ trộm cắp.
  5. Luận về quan hệ với người, cần coi phòng ốc là tối quan trọng, lại coi phòng ngủ làm trọng.
  6. Gian kho, chứa các vật dụng lặt vặt, có thể bố trí ở phương vị bất lợi, nhưng nếu là tiệm buôn, thì hàng hóa phải để ở nơi có phương vị tốt nhất
  7. Luận quan hệ giữa phòng với cửa, thì người mạng Đông tứ trạch theo các phương Khảm, Ly, Chấn, Tốn là cát. Người mạng Tây tứ trạch theo các phương Càn, Khôn, Cấn, Đoài là cát.
  8. Theo trú trạch phong thủy, kỵ nhà có chỗ lồi lên ở hướng đông và đông bắc.
    • Nhà có chỗ lồi ở hướng đông nam, có thể gặp lương duyên trời ban (Tốn vị).
    • Nhà có chỗ lồi hướng tây nam, chủ nữ nhân được lợi và sung sướng (Khôn vị).
    • Nhà có chỗ lồi hướng tây bắc, có thuộc hạ giúp, mau phát (Càn vị).
    • Nhà có chỗ lồi ở hướng tây, đời sống rất phong túc (Đoài vị).
    • Nhà có chỗ lồi hướng bắc, sinh lý hòa hợp (Khảm vị).
    • Nhà có chỗ lồi hướng nam, đầu óc minh mẫn, có tài cán (Ly vị).

Hình dạng cơ bản của gia trạch:
• Hình dạng của gia trạch, dĩ nhiên vuông vức là cát. Ngoài ra còn khu biệt động, nội ngoạị Phòng ngủ chủ tĩnh, tấy lấy hình vuông vức làm chính. Phòng khách là động nên hình dạnh không bị câu thúc, có thể là trộn.

Trong nhà, màu sắc đừng nhạt quá, mà nên sẫm. Nếu tường màu nhạt, nên phối hợp với các dụng cụ gia đình màu đậm. Nếu hết thảy màu nhạt, thì con người sống ở đó sẽ sinh ra nghiêm nghị, lạnh lùng.

  • Những điều cần chú ý trong nhà:
    • 1. Trong nhà, nền nhà nhất thiết phải bằng phẳng. Ở mọi chỗ (phòng ở,phòng tắm, gian bếp, lối đi), không được lồi lõm.
    • 2. Nhà ở trong phạm vi diện tích 100 mét vuông, tốt nhất không nên dùng kiểu cửa vòm.
    • 3. Trần nhà kỵ dùng tranh ảnh, hoạ đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng.
    • 4. Màu sắc của trần nhà phải nhạt hơn so với bốn bức tường xung quanh.
    • 5. Bất luận cao lầu, khác sạn, quán trọ …. phòng ngủ kỵ bố trí các vật kiểu hình tròn, như chậu cảnh,gương soi, bàn trang điểm…cũng nên dùng hình vuông hoặc chữ nhật, bởi vì hình tròn chủ về “động”. Phòng ngủ nên tĩnh, không nên động.
    • 6. Trong cùng một căn phòng nếu có cửa hai cánh, đại kỵ mở sang hai bên, tốt nhất là mở về cùng một bên.
    • 7. Kỵ dùng hai khoá bên một cửạ Nếu muốn an toàn, hãy dùng một chiếc khoá tốt.
    • 8. Phòng vệ sinh kỵ liền với bếp, hoặc đối diện với bếp.
    • 9. Kỵ dùng hai vòi nước mở về hai phíạ.
    • 10. Cửa sổ trong phòng nhất thiết phải cao hơn cửa đi.
    • 11. Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước.
    • 12. Cửa phòng ngủ không đối diện thẳng vào phòng tắm.
    • 13. Trong phòng ngủ, không nên có gian phụ làm toa lét, để bảo đảm hình vuông hoặc chữ nhật . Toa lét phải là gian riêng ở bên ngoài.
    • 14. Giường ngủ kỵ nên là hình vuông hoặc gần hình vuông tối kỵ hình chữ nhật hẹp dài.
    • 15. Các cửa sổ trong cùng một phòng ngủ có độ cao như nhaụ.
    • 16. Nền phòng vệ xinh và phòng tắm, tối kỵ cao hơn nền phòng ngủ.
    • 17. Hướng mở cửa của phòng tối kỵ ngược (tương phản) với hướng mở cửa phòng vệ sinh.
    • 18. Phòng ngủ lấy tĩnh làm chủ. Tĩnh thuộc “Ngẫu”, vợ chồng là “Phối Ngẫu”, nên phải lấy hình vuông làm chủ. Vì thế phòng ngủ không nên có cửa sổ hình tròn, kỵ có cột hình trụ, bám trụ, bàn cũng tránh hình tròn.
    • 19. Trong phòng ngủ, tuyệt đối không bố trí, bài trí thành hình tròn.
    • 20. Phòng ngủ dù lớn hay nhỏ, hình chữ nhật hay hình vuông, không được có hình thức, cách cụ ta biên (xép, vát, chếch). Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm.
    • 21. Trong phòng ngủ không nên dùng tủ tường hình bán nguyện, khiến chủ nhân khi chọn y phục sẽ luôn luôn có cảm giác do dự, lưỡng lự.
    • 22. Trần phòng ngủ không nên trang trí thêm, nhất thiết phải “thanh”, “thuần phác”, không nên có vật trang trí hoặc lồi lõm.
    • 23. Phòng khách nhìn phải xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn.
    • 24. Thảm chùi chân phải đặt bên ngoài cửa.
    • 25. Dọc hai bên lối đi vào nhà không nên bày các chậu cây cảnh cao, to khiến người ta có cảm giác bị trấn áp, thiếu thoải máị.
    • 26. Không nên có bình phong che chắn lối đi vào cửa chính.
    • 27. Phòng khách nên dùng các loại đèn không phải hình ống, nghĩ là không dùng đèn “tuýp”. Trần phòng khách có thể trang trí có vài vật lồi lõm không sao cả.
    • 28. Phòng khác không dùng các vật phản quang.
    • 29. Cửa phòng khách kỵ đối diện với cửa phòng khác.
    • 30. Cổng ở mé tả, cửa vào nội thất kỵ mở sang mé hữu.
    • 31. Tường từ ngoài cổng vào nhà không nên tạo hình vết lõm.
    • 32. Phòng khách đại kỵ có cầu thang cuốn.
    • 33. Phòng khách chỉ nên có một bộ sa-lon tối kỵ chỉ có nửa bộ hoặc một bộ mà cọc cạch.
    • 34. Khi phòng khách quá rộng, kỵ có gian gác xép ở bên cạnh.
    • 35. Phòng khách mà phía sau có phòng ngủ thì không phải là phòng tiếp khách lý tưởng.
    • 36. Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ.
    • 37. Nhà có hai phòng khách, thì diện tích hai phòng không được tương đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ ở phía saụ Kỵ trước nhỏ sau lớn.
    • 38. Bếp ngày nay thường là bếp ga, nên đặt cùng phía với ống dẫn nước. Kỵ đối diện với hướng cổng hoặc cửa lớn.
    • 39. Nếu hai bên bếp đều có vòi nước, thì gọi là quẻ Ly “Nhị âm nhất dương” tối kỵ.
    • 40. Còn nếu vòi nước ở giữa, hai bên kê hai bếp ga thì là quẻ Khảm, có thể được.
    • 41. Phòng ở có thể đối diện với phòng tắm, không nên đối diện với nhà xí.
    • 42. Bếp kỵ đặt cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc cạnh bàn thờ.
    • 43. Nền gian bếp phải bằng phẳng, kỵ cao hơn các phòng khác.
    • 44. Gian bếp nên quét sơn (vôi) màu nhạt, kỵ màu đậm.
    • 45. Gian bếp tối kỵ lộ thiên.
    • 46. Bếp lò (ga) không nên đối diện với đường ống nước.
    • 47. Gian bếp tối kỵ bố trí phía trước cửa nhà hoặc phía trước phòng khách.
    • 48. Phía sau gian bếp không nên có phòng khác, tức là nên bố trí gian bếp ở nửa phía sau của toàn ngôi nhà.
    • 49. Gian bếp kỵ bố trí thành hình tròn hoặc hình bán nguyệt.
    • 50. Trong phòng ngủ ít dùng các vật phẩm bằng kim loại như tủ sắt, giá sắt, bởi vì theo nguyên tắc phòng ngủ phải lấy âm nhu làm chủ, không nên lạnh, cương.
    • 51. Ở mỗi tầng lầu, nếu trải thảm, thì cần sử dụng các tấm thảm có màu sắc giống nhau.
    • 52. Giấy bồi tường hoặc thảm bị hư hại, phải khoét đi, để bồi bổ miếng khác, thì nhất thiết phải tạo thành chỗ bồi bổ hình vuông, chứ không theo hình dạng của bộ phận hư hạị.
    • 53. Phòng đã có chõng tre, sạp tre không nên bố trí thêm giường khác.
    • 54. Trong nhà không nên bố trí quá nhiều vật hình tam giác.
    • 55. Vừa vào cửa đã thấy bếp, khu vệ sinh, thì chín phần mười là thất bạị.
    • 56. Phòng vệ sinh bố trí ở giữa nhà là đại kỵ, vì là cách “Uế xứ trung cung” của Dương trạch.
    • 57. Vị trí gian bếp phải theo một điều kiện tiên quyết là không bố trí ở giữa hai phòng ngủ. Hơn nữa, cửa của hai phòng không nên đối diện với nhau.
    • 59. Phòng khách và gian bếp không nên quá gần, phòng ăn không nên quá xa gian bếp.

 

https://zalo.me/0868683553